Kết quả tìm kiếm cho "mùa buôn trái cây"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 720
Sau những ngày tung hoành trên cánh đồng mênh mông, con nước lũ cũng đến ngày về lại cùng sông rồi ra biển lớn. Với dân câu lưới, con nước cuối mùa là hy vọng để họ đón năm mới trong sự no đủ, ấm cúng.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Trải nghiệm mùa nước nổi là chuyến du lịch dân dã, mà mỗi nơi đặt chân đến sẽ có một cảm nhận khác nhau. Ngắm cảnh bình minh rực rỡ, hoàng hôn lấp lánh và yên bình, đồng hành cùng người bản địa quây quần bắt cá, chế biến món ăn đồng quê… sự thú vị này không phải nơi đâu cũng có được.
Về tham quan, cúng viếng chùa Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên), chắc chắn du khách sẽ được thết đãi buổi cơm chay thanh đạm nơi cửa thiền. Thức ăn được bày biện sẵn tại khu nhà ăn, tất cả đều miễn phí.
Trưa nắng gắt, men theo tuyến đường nông thôn chạy qua mấy con kênh thuộc địa phận huyện Châu Thành và Châu Phú, chúng tôi bắt gặp nhiều hình ảnh dung dị, thanh bình của làng quê.
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Bình minh vừa “leo” qua khỏi mặt sông, tiếng máy chạy lạch cạch rẽ nước ràn rạt, tiếng ít ới gọi nhau đánh thức “chợ trôi” mùa nước nổi. Trên ghe, thương hồ phân phối hàng nông sản miệt dưới cho mối lái để kịp chạy về bán vào buổi sáng tại chợ quê. Từ lâu, việc buôn bán trên sông bằng ghe, xuồng tấp nập đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ sông nước Cửu Long được lưu truyền hàng trăm năm. Nhờ hoạt động buôn bán này, thương hồ và tiểu thương có thu nhập ổn định quanh năm.
Sau những cơn mưa, núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên) như chìm vào hư ảo, mông lung với làn mây là đà, phủ khắp nơi nơi. Đến đây vào những “ngày mây”, bạn sẽ có được trải nghiệm đầy đủ với những yếu tố đặc trưng của một “Đà Lạt 2”, khi dạo quanh bờ hồ Thủy Liêm thơ mộng và cảm nhận cái lạnh sắt se.
Khi con nước về, hình ảnh những phụ nữ ở vùng biên giới An Phú tham gia hoạt động buôn bán, chế biến sản vật mùa nước nổi... trở nên quen thuộc với du khách gần xa, tô đẹp thêm bức tranh sống động của miền sông nước miền Tây. Họ không chỉ gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình bằng công việc nội trợ, mà còn đang âm thầm tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương...
Xe đẩy bán hàng rong là phương thức mưu sinh của nhiều hộ dân không có điều kiện mở quán, chỗ bán buôn cố định. Công việc của họ chính đáng, nhưng lại phần nào ảnh hưởng an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Phải làm sao để hài hòa về mặt “lý” và “tình”, là câu chuyện trăn trở của nhiều địa phương, đặc biệt là ở trung tâm đô thị Long Xuyên.
Ở độ tuổi 75, ông Nguyễn Văn Kiềm (ngụ ấp Đông Bình Nhất, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) vẫn “cày” trên đường để kiếm tiền nuôi sống gia đình.